Skip to main content

Trầm cảm ở tuổi dậy thì

Thường được gọi là trầm cảm ở tuổi vị thành niên, những biểu hiện rối loạn tinh thần không khác nhiều so với trầm cảm ở người trưởng thành. Tuy nhiên, các triệu chứng ở thanh thiêu niên có thể biểu hiện theo những cách khách nhau do sự phát triển khác nhau và chịu những áp lực từ xã hội khác nhau. Cụ thể là:
-                Áp lực từ những bạn bè cùng trang lứa
-                Thay đổi mức độ hormone trong cơ thể
-                Cơ thể đang trong giai đoạn phát triển mạnh.
Trầm cảm thường có liên quan đến mức độ căng thẳng cao, lo lắng hoặc đối mặt với các hoàn cảnh tồi tệ, muốn tự tử. Hiện tượng trầm cảm có tác động lớn đến các yếu tố sau đây của học sinh gồm:
-                Cuộc sống cá nhân
-                Chuyện học hành
-                Quan hệ xã hội
Trầm cảm ở tuổi dậy thì có thể dẫn đến sự cô lập xã hội và một số vấn đề nghiêm trọng khác. Nó không phải là một điều kiện và chúng ta có thể bỏ qua mà trầm cảm là một tình trạng cần phải được quan tâm, thậm chí phải có các tác động y tế mới có thể ngăn chặn được.



Làm thế nào để phát hiện trầm cảm ở trẻ vị thành niên
 
Ước tính từ một nghiên cứu được công bố tại American Family Physician cho biết có tới 15 phần trăm trẻ em và thanh thiếu niên có một số triệu chứng trầm cảm.
 
Các triệu chứng trầm cảm thường có thể gây khó khăn cho cha mẹ. Đôi khi, trầm cảm bị nhầm lẫn với những cảm giác điển hình của tuổi dậy thì và điều chỉnh tâm sinh lý trong giai đoạn tuổi thiếu niên.
Tuy nhiên, trầm cảm không chỉ là sự nhàm chán hay không quan tâm đến trường học. Theo Học viện Tâm thần Trẻ em và Thiếu niên Hoa Kỳ (AACAP), một số dấu hiệu trầm cảm ở tuổi vị thành niên bao gồm:
 
·   Xuất hiện buồn bã, cáu kỉnh hoặc tự dưng muốn khóc
·   Thay đổi khẩu vị hoặc trọng lượng cơ thể
·   Giảm hứng thú với các hoạt động mà con bạn cảm thấy thích thú trước đây
·   Giảm năng lượng
·   Khó tập trung
·   Cảm giác tội lỗi, vô dụng hoặc bất lực
·   Có dấu hiệu khó ngủ
·   Thường xuyên kêu ca về sự nhàm chán
·   Nói về tự tử
·   Học tập kém dần

Tuy nhiên, phải nhớ kỹ rằng, không phải cứ xuất hiện một trong những dấu hiệu trên đây thì chúng ta đều kết luận con bị trầm cảm. Nếu bạn đã nuôi một đứa con ở tuổi dậy thì bạn sẽ biết rõ rằng sự thay đổi bất thường diễn ra khá thường xuyên ở các em. Và sự biến đổi bất thường thường xuyên này là bình thường.


Trong giai đoạn này, sự đồng hành để hiểu con trẻ và hỗ trợ kịp thời khi con cần là điều rất quan trọng.


Nguyên nhân gì gây trầm cảm ở giai đoạn dậy thì?

Không có nguyên nhân nào là duy nhất được xác định gây ra trầm cảm ở tuổi vị thành niên. Theo Mayo Clinic, những yếu tố có thể dẫn đến trầm cảm, bao gồm: 

1-   Sự khác biệt trong não
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng não bộ của thanh thiếu niên có cấu trúc khác với não bộ của người trưởng thành. Ở tuổi dậy thì trẻ em có thể có sự khác biệt về hormone và mức độ dẫn truyền thần kinh khác nhau và khác với người lớn. Chất dẫn truyền thần kinh là hóa chất chính trong não ảnh hưởng đến cách các tế bào não giao tiếp với nhau và đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh tâm trạng và hành vi.

2-   Những tổn thương đầu đời.
Hầu hết trẻ em ở tuổi đang dậy thì đều không có cơ chế tự nhiện tốt để đối mặt với những cú sốc. Một sự kiện đau thương có thể để lại những ấn tượng lâu dài. VD sự mất đi bố/mẹ hoặc bị lạm dụng về thể chất, cảm xúc hoặc tình dục có thể để lại những ảnh hưởng dài đối với não của đứa trẻ ở độ tuổi này và có thể dẫn đến trầm cảm. 

3-    Đặc điểm di truyền.
Nghiên cứu cho thấy trầm cảm có một thành phần sinh học có thể được di truyền từ cha mẹ sang con cái. Vì vậy, trẻ em có người thân đã từng bị trầm cảm, đặc biệt là cha mẹ, thì có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn ở những bé khác.

4-    Học từ các hình mẫu.

Trẻ em trong giai đoạn tuổi teen thường có xu hướng học theo các hình mẫu. Tuy nhiên, nếu các hình mẫu có nhưng tư duy, suy nghĩ bi quan, tiêu cực thì những suy nghĩ này rất dễ ảnh hưởng đến suy nghĩ của các em.

Để chủ động ngăn ngừa sự xuất hiện của trầm cảm và khó khăn về mặt tâm lý khi con chuẩn bị hoặc đang trong giai đoạn dậy thì, bố/mẹ cần khuyến khích con thực hiện tốt những lời khuyên sau đây


Luyện tập hàng ngày
Nghiên cứu cho thấy thập thể dục thường xuyên sẽ kích thích sản xuất ra các hoạt chất có ích cho não, giúp con có tâm trạng tốt. Vì vậy, việc đăng ký tham gia vào một câu lạc bộ thể thao nào đó để con có thể tham gia đều đặn theo lịch sẽ rất tốt không những cho tâm trí mà còn cho thể lực của các con ở giai đoạn đặc biệt này.

Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ rất quan trọng đối với tâm trạng của tuổi teen. Hãy chắc chắn rằng các con ngủ đủ giấc mỗi đêm và tuân theo thói quen đi ngủ đều đặn.

Dinh dưỡng
Cơ thể chúng ta cần thêm năng lượng để tiêu hóa các thực phẩm giàu chất béo và đường. Vì vậy, khi ăn những loại thực phẩm này sẽ kiến chúng ta cảm thấy chậm chạp, mệt mỏi. Bố mẹ hãy hướng dẫn để con biết cách sử dụng đúng các thực phẩm bổ dưỡng cho mình.

Tránh Caffein.
Caffeine là chất có thể làm kích thích tâm trạng trong khoảng thời gian ngắn. Việc sử dụng thường xuyên có thể khiến các em gặp các vấn đề về tinh thần như mệt mỏi, suy sụp. Caffein thường có nhiều trong trà, coffee, và một số loại nước giải khát.


 Tránh các đồ uống có cồn.
Uống rượu, đặc biệt là cho thanh thiếu niên, có thể tạo ra nhiều vấn đề hơn. Người bị trầm cảm nên tránh uống rượu.

Comments

Popular posts from this blog

CHO NHỮNG NGƯỜI MẮC VIÊM LOÉT DẠ DÀY, TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN

Con tôi còn rất trẻ nhưng không may bị trào ngược dạ dày, không ăn được, ăn vào là muốn nôn ra. Vì vậy, tôi phải tìm tòi các dạng thuốc đông y, thuốc nam, thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên, ít ảnh hưởng đến những chức năng khác trong cơ thể để chữa cho con. Trong quá trình đọc tài liệu, tìm tòi thông tin, tôi đọc được những bức viết này, tôi đã chụp lại và xin được chia sẻ với bạn đọc để tham khảo.

U23, Những bài thơ lay động trái tim

Những người hùng U23 Việt Nam - Huy Đỗ Về đi anh, màu áo đỏ sắc vàng Lịch sử sang trang, có gì đâu nuối tiếc Các chiến binh đã sức cùng lực kiệt Vẫn mạnh mẽ, hứng từng đợt bão giông. Về đi anh, cả dân tộc đang trông Những tự hào cho tinh thần quả cảm Giọt nước mắt rơi, chẳng phải vì sầu thảm Quá đẹp rồi, cả một giấc mơ ngoan. Những đứa trẻ hôm nay, sau này sẽ lớn lên Chúng nhớ mãi một Việt Nam như thế Một quốc gia, trải qua bao thế hệ Vẫn có những anh hùng, trong triệu triệu trái tim. Về đi anh, hãy giữ vững niềm tin Sống, chiến đấu, vì màu cờ tổ quốc Tuyệt vời rồi, những chàng trai khởi quật Tự hào này, sẽ mãi mãi vang danh. Chờ các em về - Chí Tài Các em về! Cả nước dang rộng cánh tay Đón chào những con người làm nên lịch sử Các em về! Sau một trận cầu sinh tử Đã vượt qua cơn gió tuyết lạnh lùng. Các em về! Vị thế những anh hùng Đã chiến đấu đến cạn cùng sức lực Tạo kỳ tích triệu con tim nô nức Làm rạng danh một khu vực trũng sâu. T

Mình viết lại về MỦN RĂNG.

Tại sao mình viết lại : Vì một trong các nguyên nhân đó có thiếu canxi và K2( phục hồi tổn thương răng ). Tất nhiên chỉ kê khi bé kèm theo dấu hiệu thiếu canxi- Còi xương                                                                                   (sưu tầm bài của Bác sỹ Tô Quang Huy, fb Tô Quang Huy) HIỆN TƯỢNG Ố VÀNG- MỦN RĂNG - SÂU RĂNG Ở RĂNG SỮA- NGUYÊN NHÂN- CÁCH KHẮC PHỤC.  " Cái răng cái tóc là góc con người" điều đó không những đúng với người lớn mà còn đúng với trẻ em. Việc răng bé ố vàng hoặc mủn luôn là tâm điểm lo lắng của nhiều người mẹ. Dù biết rằng đó là răng tạm thời , rồi sau được thay bằng răng vĩnh viễn. Nhưng có những hậu quả kéo theo của chúng (ngoài thẩm mỹ) cũng ảnh hưởng đến bé. Răng sữa định hình mọc răng vĩnh viễn. Nếu chúng không đều thường ảnh hưởng trực tiếp đến cơ nhai và kéo theo mất cân đối khuôn mặt. Nếu chúng mủn , vỡ, sâu thì dẫn tới bé đau, bé không chịu ăn thức ăn thô hoặc không chịu nhai, cơ nhai phát triển chậm,