Skip to main content

Những sự khác nhau giữa các kỳ nộp hồ sơ vào đại học Mỹ



Khi apply vào đại học Mỹ, phụ huynh và học sinh thường hiểu chưa thực sự rõ giữa các kỳ apply ED (quyết định sớm), EA (hành động sớm) và RD (thông thường). Bởi vì mỗi kỳ apply lại có những yêu cầu và ràng buộc riêng nên việc hiểu rõ từng kỳ là rất quan trọng. Bài viết này sẽ giải thích sự khác biệt giữa các kỳ apply hành động sớm, quyết định sớm và kỳ thông thường. Với thông tin này, bạn sẽ có thể đưa ra các lựa chọn hợp lý khi nào nên apply vào trường nào trong danh sách các trường mong muốn của mình.

Kỳ apply EA (hành động sớm) có làm tăng thêm cơ hội được chấp nhận của bạn không?
Rất nhiều chuyên viên tuyển sinh cảu các trường Đại học Mỹ nói rằng kỳ apply EA không làm tăng cơ hội được chấp nhận của học sinh. Tuy nhiên, dữ liệu thống kê cho thấy điều ngược lại. Ví dụ: bảng dữ liệu so sánh giữa hai kỳ EA/ED (hành động sớm/quyết định sớm) và kỳ apply thông thường (RD) của một số trường thuộc nhóm Ivy League
COLLEGE
REGULAR ACCEPTANCE
RATE (kỳ thông thường)
EARLY ACTION/EARLY DECISION
ACCEPTANCE RATE
(kỳ hành động sớm/
quyết định sớm
5.73%
21.07%
4.33%
15.91%
8.34%
24.26%
6.88%
24.89%
2.76%
14.54%
3.81%
14.79%
6.47%
18.55%
4.69%
14.69%


Các chuyên viên tuyển sinh cho rằng sự khác biệt này là do chất lượng hồ sơ của nhóm ứng viên apply sớm (EA/ED – hành động sớm/quyết định sớm) tốt hơn so với chất lượng hồ sơ ứng viên apply kỳ thông thường. Hơn nữa, việc nộp đơn sớm thể hiện niềm đam mê chân thành của bạn với trường. Điều đó chứng tỏ rằng bạn đã sẵn sàng để cam kết theo học tại trường đại học đó, ít nhất, trường học đó là một trong những lựa chọn hàng đầu của bạn. Thêm vào đó, khi nộp đơn và kỳ apply sớm, bạn sẽ được đem ra so sánh với một nhóm ứng viên nhỏ hơn.
Một lợi ích khác của việc nộp đơn sớm giúp bạn hiểu được rằng hồ sơ của bạn có phải là lựa chọn hàng đầu của quá trình tuyển sinh hay không. Điều này giúp làm giảm sự căng thẳng và lo lắng của việc chờ đợi kết quả và cho bạn có nhiều thời gian hơn để thực hiện kế hoạch học đại học của mình.
Dưới đây, chúng tôi sẽ giải  thích rõ về từng kỳ apply và so sánh giữa các kỳ để các bố/mẹ và các con hiểu thêm
 Kỳ hành động sớm (EA)
Early Action (hành động sớm) là kỳ nộp hồ sơ sớm nhưng không có sự ràng buộc. Có nghĩa là học sinh không bị bắt buộc đăng ký học nếu được chấp nhận. Rất nhiều trước có cả Early Action I và Early Action II. Early Action I thường hết hạn vào tháng 11 và học sinh được thông báo được chấp nhận hay không và giữa tháng 12. Early Action II thường hết hạn vào tháng 1 và học sinh được nhận thông báo 4-8 tuần sau đó. Early Action nói lên rằng bạn rất thích và mong muốn được vào trường đó, và EA cũng giúp bạn nhận được thông báo của các trường đai học sớm hơn và bắt đầu sớm quá trình cân nhắc của mình nên chọn trường nào để theo học bậc đại học. Bạn cho thể apply EA vào rất nhiều trường và nếu được chấp nhận, bạn không phải thông báo với nhà trường về việc bạn có đến học hay không cho đến ngày 1 tháng 5.
Kỳ quyết định sớm (Early Decision)
Không giống như kỳ EA và REA, kỳ apply quyết định sớm (ED) là một lựa chọn ràng buộc ngay vòng đầu. Điều này có nghĩa là khi học sinh nộp hồ sơ vào trường với lựa chon ED, nếu được chấp nhận, học sinh phải ngay lập tức đăng ký. Hạn chót nộp đơn của kỳ ED thường vào tháng 11 và học sinh nhận được quyết định vào khoảng giữa tháng 12.

Một số trường cho phép bạn nộp hồ sơ theo EA vào các chương trình khác trong khi đã nộp hồ sơ theo tùy chọn ED, miễn là các hồ sơ theo tùy chọn EA của học sinh không bị các ràng buộc. Nhưng cũng có một số trường yêu cầu học sinh chỉ được nộp duy nhất một hồ sơ ED. Đối với tùy chọn nộp hồ sơ theo tuy chọn ED, ngay khi được chấp nhận, học sinh phải ngay lập tức rút hết tất các hồ sơ mà học sinh đã gửi đến các trường khác.

Sử dụng tùy chọn ED có thể làm tăng cơ hội được chấp nhận và các trường mơ ước của học sinh, nhưng hãy chỉ sử dụng tùy chọn này khi trường đó thực sự là trường mà học sinh rất mong muốn.
Kỳ nộp hồ sơ thông thường (regular decision – RD)

Regular Decision là kỳ nộp hồ sơ thông thường. Thời hạn kỳ nộp hồ sơ RD thường từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 1 tháng 2 tùy thuộc vào từng trường. Học sinh được thông báo kết quả của kỳ RD vào ngày 1 tháng 4 và phải trả lời cho nhà trường biết quyết định của mình trường ngày 1 tháng 5.

Kỳ nộp hồ sơ RD không phải là một dạng kỳ nộp hồ sơ sớm, và thường học sinh đẽ được so sánh với một lượng lớn các ứng viên khác và học sinh không bị bất cứ một ràng buộc nào khi nộp hồ sơ theo kỳ RD.


Rolling Admissions
Một số trường để hình thức Rolling Admissions, có nghĩa là ban tuyển sinh sẽ đánh giá hồ sơ học sinh ngay khi nhận được. Những trường có hình thức Rolling Admissions không có thời hạn, tuy nhiên học sinh vẫn được khuyến nghị nộp hồ sơ càng sớm càng tốt nếu học sinh thực sự muốn học ở trường này.
Một điểm cần nhớ nữa là ở những trường có tùy chọn Rolling Admissions, học sinh chỉ được chấp nhận đến khi có đủ số học sinh đã đăng ký vì vậy việc nộp hồ sơ sớm đối với những trường này là rất quan trọng.
Additional Information About Applying Early Những thông tin thêm cho kỳ nộp hồ sơ sớm (EA, ED)
Các bạn học sinh và bố/mẹ hãy nhớ rằng các định nghĩa được cung cấp trên đây có thể thay đổi một chút tùy theo từng trường. Để chắc chắn về chính sách tuyển sinh của từng trường, phụ huynh và học sinh cần truy cập vào phần tuyển sinh trên trang website chính thức hoặc gọi trực tiếp cho phòng tuyển sinh của nhà trường,
Khi nộp hồ sơ sơm, học sinh có thể được chấp nhận, từ chối hoặc để xem xét sau. Tình trạng “để xem xét sau” có nghĩa là ban tuyển sinh sẽ xem xét hồ sơ của học sinh một lần nữa trong kỳ nộp hồ sơ thông thường (Regulation Decisions). Trong thời điểm này, học sinh có thể tiếp tục nộp hồ sơ và những trường khác. Cũng có rất nhiều trường đưa ra quyết định cuối cùng ở vòng apply sớm và không defer bất kỳ hồ sơ nào.
Cuối cùng là
Nộp hồ sơ vào các kỳ sớm tạo cho học sinh sinh nhiều lợi thế trong trường hợp học sinh đã xác định được trường nào, ngành học nào mình thực sự mong muốn. Nộp hồ sơ sớm giúp làm tăng cơ hội được chấp nhận và cho học sinh thêm thời gian để chuẩn bị hành trang cho việc học đại học.
Sự khác biết giữa vòng apply sớm ED và EA là sự ràng buộc. Để đảm bảo chắc chắn đúng, một lần nữa chúng tôi khuyến nghị phụ huynh và học sinh truy cấp vào website chính thống của từng trường
Nếu bạn vẫn cần thêm thời gian để đẩy điểm GPA và SAT cao hơn trước khi nộp hồ sơ thì cách tốt nhất là nộp hồ sơ vào kỳ apply thông thường. Bất kỳ khi nào bạn quyết định nộp hồ sơ vào các trường đại học, chúng tôi khuyến nghị rằng hãy đánh dấu trên lịch của mình. Quy định quan trọng nhất của các trường là “thời hạn nộp hồ sơ”. Đừng bao giờ bị nhỡ thời hạn này.


Comments

Popular posts from this blog

CHO NHỮNG NGƯỜI MẮC VIÊM LOÉT DẠ DÀY, TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN

Con tôi còn rất trẻ nhưng không may bị trào ngược dạ dày, không ăn được, ăn vào là muốn nôn ra. Vì vậy, tôi phải tìm tòi các dạng thuốc đông y, thuốc nam, thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên, ít ảnh hưởng đến những chức năng khác trong cơ thể để chữa cho con. Trong quá trình đọc tài liệu, tìm tòi thông tin, tôi đọc được những bức viết này, tôi đã chụp lại và xin được chia sẻ với bạn đọc để tham khảo.

Review sản phẩm Kukumin IP - cho người trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày

Mình lại tiếp tục đăng lên nhưng feedback của người sử dụng Kukumin IP cho nhưng ai còn mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tham khảo. Có thể nói không phải có nhiều sản phẩm hiện nay trên thị trường được một tỷ lệ hầu hết người sử dụng như sản phẩm này. Bạn đọc vui lòng xem những bản viết tay của khách hàng được chụp lại ở dưới nhé. Một vài điểm chính về Kukumin IP: Trước khi được triển khai rộng rãi tại Việt Nam, hai thành phần tạo nên sản phẩm Kukumin IP (Curcumin Phytosome và ImmunePath IP) đã được nghiên cứu lâm sàng tại các trung tâm nghiên cứu Dược phẩm Indena (Ý) và Đại học Y Hà Nội (Việt Nam). Một thành phần nguyên liệu của Kukumin IP là thành tựu khoa học đã được cấp 3 bằng sáng chế toàn cầu. Nhờ phát mình này giúp hoạt chất curcumin có trong Kukumin IP tăng hiệu quả lên hơn 30 lần so với các dạng khác. Tháng 2 năm 2016, curcum

Mình viết lại về MỦN RĂNG.

Tại sao mình viết lại : Vì một trong các nguyên nhân đó có thiếu canxi và K2( phục hồi tổn thương răng ). Tất nhiên chỉ kê khi bé kèm theo dấu hiệu thiếu canxi- Còi xương                                                                                   (sưu tầm bài của Bác sỹ Tô Quang Huy, fb Tô Quang Huy) HIỆN TƯỢNG Ố VÀNG- MỦN RĂNG - SÂU RĂNG Ở RĂNG SỮA- NGUYÊN NHÂN- CÁCH KHẮC PHỤC.  " Cái răng cái tóc là góc con người" điều đó không những đúng với người lớn mà còn đúng với trẻ em. Việc răng bé ố vàng hoặc mủn luôn là tâm điểm lo lắng của nhiều người mẹ. Dù biết rằng đó là răng tạm thời , rồi sau được thay bằng răng vĩnh viễn. Nhưng có những hậu quả kéo theo của chúng (ngoài thẩm mỹ) cũng ảnh hưởng đến bé. Răng sữa định hình mọc răng vĩnh viễn. Nếu chúng không đều thường ảnh hưởng trực tiếp đến cơ nhai và kéo theo mất cân đối khuôn mặt. Nếu chúng mủn , vỡ, sâu thì dẫn tới bé đau, bé không chịu ăn thức ăn thô hoặc không chịu nhai, cơ nhai phát triển chậm,