(kinh nghiệm của mẹ D.D.THÚY – từ FACEBOOK Thuy Do)
Thật ra rất dễ, kể cả người mẹ bận rộn như mình. Mình chia sẽ chút kinh nghiệm mà 3 mẹ con mình đã áp dụng 5 năm nay cho cả nhà.
Mình không thuộc nhóm đọc sách nhiều hay là mọt sách nhưng không thể phủ nhận sách là kho tàng kiến thức, nơi chúng ta mở mang kiến thức, rèn luyện bản thân tiến bộ từng ngày nếu không có cơ hội gặp được những Mentor, người thầy ở đời thực, thì sách cũng giúp ích cho tư duy của mình rất nhiều, trưởng thành qua từng ngày, mặc dù cũng U30 mấy rồi. Và từ ngày mình có con, thì có những câu hỏi của bé làm mình mắt chữ A, miệng chữ O, nên việc trau dồi sẽ giúp ích cho mình đồng hành cùng con.
Một số bước quan trọng:
1/ Tạo sở thích thước khi ép buộc
Chuẩn bị 1 kệ sách, quầy sách hoặc 1 sọt sách ở một góc nhỏ trong nhà, bé thường xuyên thấy mỗi ngày, dễ dàng lấy ra chơi sách. Có thể đa dạng các chủ đề như bác sỉ gia đình, sách dạy trẻ, tâm lý, kinh tế, tiểu thuyết, truyện dành cho bé v.v... tuỳ chủ đề yêu thích của gia đình mình.
Bé được tiếp xúc hàng ngày, giai đoạn 6 tháng tuối, từ lúc biết quan sát, cầm nắm, thì sách là 1 món đồ chơi đầy màu sắc sinh động, kích thích sự tò mò, khơi gợi sở thích với loại "đồ chơi" này.
Cũng có thể đi chơi nhà sách để bé tiếp cận thế giới bên ngoài, chia sẽ câu chuyện tại sao có những cuốn sách. Thường mình không giới hạn sợ bé quá nhỏ để tiếp cận, chỉ là tạo sở thích thôi.
2/ Tạo thói quen gần gũi với sách
Mỗi ngày kể một mẫu truyện nhỏ, truyện ngắn, có thể vừa cầm sách vừa đọc, nhưng ban đầu bé ko thích gò bó ngồi 1 chỗ đâu, nên thường là mình hay kể những câu truyện mình đã đọc qua, cũng có thể tự biên tập luôn, vì có những hôm rất lười nên tắt điện rồi mới kể truyện. Mỗi tối dành 30' trước khi ngủ cũng không đến nỗi áp lực cho mình lắm. Thông thường giai đoạn đầu, bé không có chú tâm, rồi lảng tránh, nên ba mẹ cảm giác sao bé không thích đọc sách, việc này cần có thời gian để bé có thói quen tốt.
3/ Tạo sự dễ dàng
Ban đầu mình chọn truyện ngắn, ít chữ, hình sinh động, nội dung đơn giản dễ hiểu.
Nhưng khi chơi với con, mình còn hơn trẻ con nữa, có khi vừa đọc vừa diễn, mình diễn sâu dữ lắm, nào có hôm là con sư tử đi kiếm mồi, và hiển nhiên các con là mồi rồi, thế là rượt các bé chạy khắp phòng, có hôm là con ngựa, mấy đứa nhỏ cưỡi, có hôm làm quái vật, vui lắm, mà từ niềm vui này bé tiếp cận sách rất dễ dàng.
4/ Tạo sự đều đặn
Hầu như là mỗi tối, thực ra có những hôm mình rã rời, vậy là nói ba đọc cho con nghe, kéo thêm anh chồng vô, nhưng ba ko có diễn nên mấy đứa nhỏ không có hứng thú lắm.
5/ Sự nỗ lực của Ba Mẹ
Và cần nhất là dù có bận rộn đến mấy, mình có một công ty, vừa đi làm, vừa lo việc gia đình, nên tâm thế không giao phó toàn bộ cho trường lớp, sự nỗ lực nho nhỏ hàng ngày của mình là sợi dây gắn kết tình yêu thương cho cả gia đình, con cảm nhận được sự quan tâm và bé sống yêu thương hơn.
Sau một thời gian vui chơi cùng sách, thì con bắt đầu chọn những cuốn sách dài toàn chữ, 300 trang, lại mỗi ngày mình chia nhỏ ra để đọc các trang bé chọn.
Mình giới thiệu một số cuốn sách cũng bổ ích, tuỳ thể loại, cả nhà xem có phù hợp với mình thì tìm đọc nhé.! Học tiếng anh không tốn mấy đồng, Nhà giả kim, Hành trình về phương đông, Bộ truyện Bubu, Các thể loại sách tiếng anh, Bộ truyện khủng long, Kỷ luật không nước mắt, Bộ Ehon mang tính giáo dục rất dễ thương v.v... Và dễ dàng mua ở các nhà sách hoặc online.
Mình hơi hướng về tính trải nghiệm là chính, nên đây là lần đầu tiên mình chia sẽ những điều thực tế mình làm, cả nhà thấy bổ ích thì mình sẽ chia sẽ tiếp nhé. Việc chuyển hoá từ học sang chơi có thể áp dụng rất nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống như làm sao để chơi một món đồ chơi phức tạp, làm sao tự tạo ra món đồ chơi handmade,làm sao thích học tiếng anh, làm sao thích học bơi, mình sẽ chia sẽ thêm ở những bài viết khác nha cả nhà.
Đ.T.D.Thuý
Thật ra rất dễ, kể cả người mẹ bận rộn như mình. Mình chia sẽ chút kinh nghiệm mà 3 mẹ con mình đã áp dụng 5 năm nay cho cả nhà.
Mình không thuộc nhóm đọc sách nhiều hay là mọt sách nhưng không thể phủ nhận sách là kho tàng kiến thức, nơi chúng ta mở mang kiến thức, rèn luyện bản thân tiến bộ từng ngày nếu không có cơ hội gặp được những Mentor, người thầy ở đời thực, thì sách cũng giúp ích cho tư duy của mình rất nhiều, trưởng thành qua từng ngày, mặc dù cũng U30 mấy rồi. Và từ ngày mình có con, thì có những câu hỏi của bé làm mình mắt chữ A, miệng chữ O, nên việc trau dồi sẽ giúp ích cho mình đồng hành cùng con.
Một số bước quan trọng:
1/ Tạo sở thích thước khi ép buộc
Chuẩn bị 1 kệ sách, quầy sách hoặc 1 sọt sách ở một góc nhỏ trong nhà, bé thường xuyên thấy mỗi ngày, dễ dàng lấy ra chơi sách. Có thể đa dạng các chủ đề như bác sỉ gia đình, sách dạy trẻ, tâm lý, kinh tế, tiểu thuyết, truyện dành cho bé v.v... tuỳ chủ đề yêu thích của gia đình mình.
Bé được tiếp xúc hàng ngày, giai đoạn 6 tháng tuối, từ lúc biết quan sát, cầm nắm, thì sách là 1 món đồ chơi đầy màu sắc sinh động, kích thích sự tò mò, khơi gợi sở thích với loại "đồ chơi" này.
Cũng có thể đi chơi nhà sách để bé tiếp cận thế giới bên ngoài, chia sẽ câu chuyện tại sao có những cuốn sách. Thường mình không giới hạn sợ bé quá nhỏ để tiếp cận, chỉ là tạo sở thích thôi.
2/ Tạo thói quen gần gũi với sách
Mỗi ngày kể một mẫu truyện nhỏ, truyện ngắn, có thể vừa cầm sách vừa đọc, nhưng ban đầu bé ko thích gò bó ngồi 1 chỗ đâu, nên thường là mình hay kể những câu truyện mình đã đọc qua, cũng có thể tự biên tập luôn, vì có những hôm rất lười nên tắt điện rồi mới kể truyện. Mỗi tối dành 30' trước khi ngủ cũng không đến nỗi áp lực cho mình lắm. Thông thường giai đoạn đầu, bé không có chú tâm, rồi lảng tránh, nên ba mẹ cảm giác sao bé không thích đọc sách, việc này cần có thời gian để bé có thói quen tốt.
3/ Tạo sự dễ dàng
Ban đầu mình chọn truyện ngắn, ít chữ, hình sinh động, nội dung đơn giản dễ hiểu.
Nhưng khi chơi với con, mình còn hơn trẻ con nữa, có khi vừa đọc vừa diễn, mình diễn sâu dữ lắm, nào có hôm là con sư tử đi kiếm mồi, và hiển nhiên các con là mồi rồi, thế là rượt các bé chạy khắp phòng, có hôm là con ngựa, mấy đứa nhỏ cưỡi, có hôm làm quái vật, vui lắm, mà từ niềm vui này bé tiếp cận sách rất dễ dàng.
4/ Tạo sự đều đặn
Hầu như là mỗi tối, thực ra có những hôm mình rã rời, vậy là nói ba đọc cho con nghe, kéo thêm anh chồng vô, nhưng ba ko có diễn nên mấy đứa nhỏ không có hứng thú lắm.
5/ Sự nỗ lực của Ba Mẹ
Và cần nhất là dù có bận rộn đến mấy, mình có một công ty, vừa đi làm, vừa lo việc gia đình, nên tâm thế không giao phó toàn bộ cho trường lớp, sự nỗ lực nho nhỏ hàng ngày của mình là sợi dây gắn kết tình yêu thương cho cả gia đình, con cảm nhận được sự quan tâm và bé sống yêu thương hơn.
Sau một thời gian vui chơi cùng sách, thì con bắt đầu chọn những cuốn sách dài toàn chữ, 300 trang, lại mỗi ngày mình chia nhỏ ra để đọc các trang bé chọn.
Mình giới thiệu một số cuốn sách cũng bổ ích, tuỳ thể loại, cả nhà xem có phù hợp với mình thì tìm đọc nhé.! Học tiếng anh không tốn mấy đồng, Nhà giả kim, Hành trình về phương đông, Bộ truyện Bubu, Các thể loại sách tiếng anh, Bộ truyện khủng long, Kỷ luật không nước mắt, Bộ Ehon mang tính giáo dục rất dễ thương v.v... Và dễ dàng mua ở các nhà sách hoặc online.
Mình hơi hướng về tính trải nghiệm là chính, nên đây là lần đầu tiên mình chia sẽ những điều thực tế mình làm, cả nhà thấy bổ ích thì mình sẽ chia sẽ tiếp nhé. Việc chuyển hoá từ học sang chơi có thể áp dụng rất nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống như làm sao để chơi một món đồ chơi phức tạp, làm sao tự tạo ra món đồ chơi handmade,làm sao thích học tiếng anh, làm sao thích học bơi, mình sẽ chia sẽ thêm ở những bài viết khác nha cả nhà.
Đ.T.D.Thuý
Comments
Post a Comment