Skip to main content

Phương pháp "6-3-1" của người cha nuôi hai con đỗ ĐH Mỹ


Cha mẹ nào cũng muốn con cái mình phải thật tài giỏi. Tuy nhiên, trên hành trình giáo dục một đứa trẻ, các bậc phụ huynh cần chú trọng điều gì ở ba giai đoạn tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông?

Mới đây, Tiến sĩ Yin Yongyi, một người cha có hai con đỗ vào những trường đại học hàng đầu của Mỹ, đã chia sẻ triết lý giáo dục con cái "6-3-1" của mình.

Vào năm 2017, William, con trai của Tiến sĩ Yin, bất ngờ được nhiều người biết đến khi giành được giải thưởng Premier Premier Award Award - danh hiệu cao nhất của học sinh trung học Mỹ.
Sau đó, William tiếp tục được nhận vào 6 trường đại học thuộc Ivy League, cũng như các trường đại học hàng đầu khác của Mỹ là MIT và Stanford. Cuối cùng, William quyết định theo học tại ĐH Stanford.

Cô con gái của Tiến sĩ Yin cũng có thành tích không kém gì anh trai mình. Mới đây, cô nhận được tin vui khi một số trường hàng đầu của Mỹ đã gửi thư mời nhập học, trong đó có Trường ĐH Cornell, một trong những ngôi trường thuộc khối Ivy League. Tuy nhiên, cô đã lựa chọn trở thành tân sinh viên Trường ĐH Vanderbilt vào mùa thu này.


William hiện đang học về máy tính ở Stanford. Cậu yêu thích âm nhạc và tích cực tham gia vào ban nhạc của trường. Ngoài ra, William thích thử sức với tất cả mọi thứ khiến cậu cảm thấy tò mò. Còn em gái của William, mặc dù chưa vào đại học nhưng cô đã rất quan tâm đến kiến thức sinh học và y khoa.

Để dạy hai con thành công như ngày hôm nay, theo Tiến sĩ Yin, cha mẹ cần hướng dẫn con hình thành quan điểm cá nhân, tìm ra sở thích và phát triển chuyên môn của mình.

Ông cũng đã tóm tắt quy tắc 6 – 3 – 1 tương ứng với 3 giai đoạn tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông mà bản thân đã áp dụng trên hành trình dạy 2 con.



6 nhiều (Chú ý giai đoạn tiểu học)

Nói nhiều hơn

Con gái Tiến sĩ Yin vốn là một đứa trẻ nhút nhát. Những năm học cấp 1, khi muốn đi vệ sinh, cô bé chỉ dám hướng mắt về phía nhà tắm chứ không dám nói với cô giáo. Tuy nhiên, điều này đã thay đổi hoàn toàn khi lên cấp 2, cô bé trở thành một người dẫn chương trình thường xuyên của trường.
Quá trình thay đổi này là nhờ vào sự chỉ bảo, hướng dẫn của cha mẹ. "Ngay cả khi đứa trẻ đang nói những điều vô nghĩa, hãy cứ để cho chúng nói. Cha mẹ nên tích cực tranh luận với con, khuyến khích chúng nói ra suy nghĩ của bản thân”.

Ngoài ra, theo Tiến sĩ Yin, có một chi tiết nhỏ cha mẹ cần lưu ý. Người lớn thường cao hơn trẻ em. Điều này khiến trẻ cảm thấy không gần gũi khi chúng phải ngước lên để nói chuyện với cha mẹ. Vì thế, các bậc phụ huynh có thể ngồi xuống khi nói chuyện với con cái để chúng cảm thấy không có bất kỳ khoảng cách nào với cha mẹ.

Nhìn nhiều hơn

Dù là bảo tàng, công viên hay sở thú, cha mẹ vẫn nên cố gắng đưa trẻ đi khám phá. Điều này không chỉ giúp trẻ mở rộng kiến thức mà còn giúp chúng cảm nhận được vẻ đẹp muôn màu của thế giới.

Suy nghĩ nhiều hơn

Đừng áp đặt đứa trẻ rằng phải luôn vâng lời mới là ngoan ngoãn. Hãy đặt câu hỏi để trẻ tích cực suy nghĩ và tìm kiếm câu trả lời. Kể cả khi bạn không trả lời được câu hỏi ấy, hãy hướng dẫn chúng tự tìm câu trả lời phù hợp.

Viết nhiều hơn

Viết không chỉ giúp trẻ giải tỏa tâm trí và rèn luyện khả năng tư duy logic mà còn là một kỹ năng quan trọng chúng sẽ phải sử dụng trong học tập và làm việc trong tương lai.

Yêu nhiều hơn

Được quan tâm, yêu thương là điều quan trọng hình thành nên tính cách của một đứa trẻ và cũng sẽ đem đến cho chúng những bất ngờ trong tương lai.
Tiến sĩ Yin đưa ra một ví dụ. Hai người con của ông học piano từ những năm đầu tiểu học nhưng không đi theo con đường chuyên nghiệp. Chúng cũng không tham gia vào bất cứ hoạt động thi đấu hay biểu diễn nào.

Vậy làm thế nào để chúng có động lực luyện tập đàn?

Hàng xóm của gia đình Tiến sĩ Yin là một cặp vợ chồng già. Cặp vợ chồng này thường bảo hai đứa trẻ biểu diễn một số tiết mục để tặng cho họ. Buổi biểu diễn được hoan nghênh khiến chúng cảm thấy thích thú và tích cực luyện tập hơn.

Vận động nhiều hơn

So với trẻ em của nhiều quốc gia khác, trẻ Trung Quốc thường ít vận động hơn trong các môn thể thao, mặc dù điều đó đã cải thiện rất nhiều trong những năm gần đây.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Yin cho rằng, trong quá trình trẻ chơi thể thao, nên có nhiều người luyện tập cùng chúng. Đây cũng là một hoạt động tốt cho cả cha mẹ và trẻ.

3 mở rộng (Chú ý giai đoạn Trung học cơ sở)

Mở rộng giao lưu kết bạn

Giai đoạn Trung học cơ sở rất quan trọng trong việc hình thành thế giới quan về cuộc sống. Trong giai đoạn này, trẻ phải được khuyến khích kết bạn nhiều hơn.

Cha mẹ đừng bao giờ giới hạn việc giao lưu kết bạn của con chỉ vì sợ con gặp phải "bạn xấu". Cha mẹ cũng không nên phân biệt đối xử hay khuyến khích con chỉ chơi với một nhóm bạn nhất định.
Một bà mẹ lo lắng rằng, con của chị luôn cảm thấy các bạn trong lớp là những đứa trẻ con và không cùng chung suy nghĩ với chúng. Theo Tiến sĩ Yin, tâm lý "trưởng thành" của trẻ là điều hoàn toàn bình thường.

Trong trường hợp này, cha mẹ có thể gợi ý con khám phá những điểm mạnh của các bạn trong lớp cũng như khuyến khích chúng tương tác với những đứa trẻ lớn hơn.

Mở rộng tài năng

Thời gian trung học cơ sở nên là lúc trẻ được tìm hiểu sở thích của mình và biết được đầu là lĩnh vực sở trường, đâu là điều bản thân cảm thấy yêu thích.

Mở rộng kiến thức về khoa học

Tiến sĩ Yin cho rằng, ngoài nghệ thuật, trẻ cũng nên được tăng cường tiếp xúc với các môn khoa học. Nếu có thể tìm thấy lĩnh vực yêu thích trong giai đoạn này, trẻ có thể lấy đó làm định hướng phát triển cho tương lai.

1 đột phá (giai đoạn trung học)

Sau khi trẻ nhận ra những điều bản thân cảm thấy thích thú ở giai đoạn trung học cơ sở, giai đoạn trung học phổ thông là lúc trẻ nên bắt đầu thực hiện mục tiêu "tấn công" và nghiên cứu sâu lĩnh vực ấy để đặt nền tảng cho sự phát triển trong tương lai.

Sưu tầm(Theo Sohu)

Comments

Popular posts from this blog

Review sản phẩm Kukumin IP - cho người trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày

Mình lại tiếp tục đăng lên nhưng feedback của người sử dụng Kukumin IP cho nhưng ai còn mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tham khảo. Có thể nói không phải có nhiều sản phẩm hiện nay trên thị trường được một tỷ lệ hầu hết người sử dụng như sản phẩm này. Bạn đọc vui lòng xem những bản viết tay của khách hàng được chụp lại ở dưới nhé. Một vài điểm chính về Kukumin IP: Trước khi được triển khai rộng rãi tại Việt Nam, hai thành phần tạo nên sản phẩm Kukumin IP (Curcumin Phytosome và ImmunePath IP) đã được nghiên cứu lâm sàng tại các trung tâm nghiên cứu Dược phẩm Indena (Ý) và Đại học Y Hà Nội (Việt Nam). Một thành phần nguyên liệu của Kukumin IP là thành tựu khoa học đã được cấp 3 bằng sáng chế toàn cầu. Nhờ phát mình này giúp hoạt chất curcumin có trong Kukumin IP tăng hiệu quả lên hơn 30 lần so với các dạng khác. Tháng 2 năm 2016, curcum

VỀ “NỖI KINH HOÀNG KHI ĐI TÂY THIÊN HỌC CON CHỮ”

Sau một năm học vừa rồi (2018-2019) thấy khá nhiều bạn du học sinh chấp nhận bỏ lại sau lưng những ngày tháng sinh viên đầu đời nơi đất khách để về hẳn Việt Nam vì không thể vượt qua được áp lực, vì bị stress, vì nhiều lý do. Đúng là con đường đi Tây học con chữ không hề trải trên hoa hồng. Học hành cũng không hề nhẹ nhàng và cuộc sống thì khắc nghiệt hơn ở với bố mẹ rất nhiều. Nhưng nếu vượt qua được những khắc nghiệt này thì con cái của chúng ta lại dễ dàng thành công hơn trong tương lại. Xin được chia sẻ tới các bố, mẹ một chút kinh nghiệm nhỏ bé của mình với phương châm cho đi một ít để nhận lại nhiều hơn. Mình gọi những cái áp lực mà con phải đối mặt nơi phương xa đó là NỖI KINH HOÀNG Đúng là việc đầu tiên đi du học, theo mình là chuẩn bị hành trang để vượt qua “ # nỗi_kinh_hoàng ”. Đây là hành trang quan trọng nhất. Mình không có kinh nghiệm về giáo dục Canada, nhưng vấn đề khi các con phải đối mặt khi xa nhà chắc là tương tự nhau ở các nước. (Bài viết dướ

Mình viết lại về MỦN RĂNG.

Tại sao mình viết lại : Vì một trong các nguyên nhân đó có thiếu canxi và K2( phục hồi tổn thương răng ). Tất nhiên chỉ kê khi bé kèm theo dấu hiệu thiếu canxi- Còi xương                                                                                   (sưu tầm bài của Bác sỹ Tô Quang Huy, fb Tô Quang Huy) HIỆN TƯỢNG Ố VÀNG- MỦN RĂNG - SÂU RĂNG Ở RĂNG SỮA- NGUYÊN NHÂN- CÁCH KHẮC PHỤC.  " Cái răng cái tóc là góc con người" điều đó không những đúng với người lớn mà còn đúng với trẻ em. Việc răng bé ố vàng hoặc mủn luôn là tâm điểm lo lắng của nhiều người mẹ. Dù biết rằng đó là răng tạm thời , rồi sau được thay bằng răng vĩnh viễn. Nhưng có những hậu quả kéo theo của chúng (ngoài thẩm mỹ) cũng ảnh hưởng đến bé. Răng sữa định hình mọc răng vĩnh viễn. Nếu chúng không đều thường ảnh hưởng trực tiếp đến cơ nhai và kéo theo mất cân đối khuôn mặt. Nếu chúng mủn , vỡ, sâu thì dẫn tới bé đau, bé không chịu ăn thức ăn thô hoặc không chịu nhai, cơ nhai phát triển chậm,