Skip to main content

VỀ “NỖI KINH HOÀNG KHI ĐI TÂY THIÊN HỌC CON CHỮ”


Image may contain: tree, sky, grass, plant, outdoor and nature

Sau một năm học vừa rồi (2018-2019) thấy khá nhiều bạn du học sinh chấp nhận bỏ lại sau lưng những ngày tháng sinh viên đầu đời nơi đất khách để về hẳn Việt Nam vì không thể vượt qua được áp lực, vì bị stress, vì nhiều lý do.

Đúng là con đường đi Tây học con chữ không hề trải trên hoa hồng. Học hành cũng không hề nhẹ nhàng và cuộc sống thì khắc nghiệt hơn ở với bố mẹ rất nhiều. Nhưng nếu vượt qua được những khắc nghiệt này thì con cái của chúng ta lại dễ dàng thành công hơn trong tương lại.


Xin được chia sẻ tới các bố, mẹ một chút kinh nghiệm nhỏ bé của mình với phương châm cho đi một ít để nhận lại nhiều hơn.

Mình gọi những cái áp lực mà con phải đối mặt nơi phương xa đó là NỖI KINH HOÀNG

Đúng là việc đầu tiên đi du học, theo mình là chuẩn bị hành trang để vượt qua “#nỗi_kinh_hoàng”. Đây là hành trang quan trọng nhất. Mình không có kinh nghiệm về giáo dục Canada, nhưng vấn đề khi các con phải đối mặt khi xa nhà chắc là tương tự nhau ở các nước. (Bài viết dưới đây của mình mang màu sắc của Mỹ nhiều hơn, và học đại học nhiều hơn). Thực tế là có hơn 50% các bạn học sinh đi du học mà mình biết buộc phải về nhà sau 1-1.5 năm học tập tại nước ngoài vì không thể vượt qua được “nỗi kinh hoàng”.
Các vấn đề các con gặp phải thường khá nhiều, nhưng mình thấy chủ yếu như sau:
 #Ăn_không_hợp_khẩu_vị. à điều này các mẹ có thể nói rằng ở nhà con rất thích pizza, khoai tây chiên, blar blar blar, nên con mình sẽ rất thích. Nhưng hoàn toàn không phải nhé. Các mẹ cứ nghĩ con phải ăn như thế suốt cả năm. Nỗi chán chường với thức ăn + những vấn đề khác lại càng làm tăng stress lên gấp bội
 #Nỗi_cô_đơn: Cái này mình trải nghiệm thực tế. Sang một nơi mới, tất cả mọi thứ đều khác biệt. Khác về ngôn ngữ, khác về văn hóa, về thực phẩm, về không gian, về môi trường và quan trọng là không có người thân bên cạnh. Ở nhà có thể nghĩ, DỄ, con mình chuyện này nhỏ à nhưng cứ trải nghiệm thực tế đi mới thấy nỗi cô đơn nó thấm từng ngày và nó góp phần làm tăng stress trong não như thế nào
 #Điểm_số: khi các con vào học sẽ thấy sự khác biệt hẳn so với cách dạy và học ở VN. Học bên đó các con sẽ phải chủ động rất nhiều. Cách cho điểm cũng khác. Đúng ra thì học dễ hơn ở VN rất nhiều đó các mẹ ạ. Tuy nhiên rào cản ngôn ngữ đôi khi là cái làm cho một số môn học khó hơn chút. Các mẹ sẽ nghĩ là “con mình tiếng Anh tốt rồi, chắc không phải lo” à nhưng thực tế nó cũng có ảnh hưởng đó các mẹ ạ. Thầy giáo có người nói dễ nghe, có người nói rất khó nghe. Rồi cứ tằng tằng suốt ngày này qua ngày khác thế lắm lúc cũng làm cho mình căng hết cả não.
 #Và_lỡ_may_con_bị_điểm_thấp, một số con cực kỳ nặng nề về chuyện này. Vài con điểm C là nhiều bạn bị căng thẳng rồi.
Có một điều mình nhận thấy ở đây: các trường ranking cao, các trường công lập học dễ hơn các trường ranking thấp (sau thứ 200). Vì các trường lớn giáo sư, giáo viên giỏi về chuyên môn, sẵn sàng về quân số nên các môn học sắp xếp rất phù hợp, hệ thống hỗ trợ cũng rất tốt. Còn một số trường do các Giáo sư, Giảng viên không sẵn sàng (available) nên chương trình học đôi khi lại làm khó các con. VD môn level thấp hơn chưa được học lại phải học level cao hơn chút. (ý này là chủ quan mình thôi, không biết đúng không).
 #Chuyện_tình_cảm_không_thuận: một số các con đã có “người yêu” trước khi đi, nếu chuyện không thuận thì chuyện này nó cũng ảnh hưởng đến tinh thần các con của chúng mình lắm lắm luôn. Nhiều bạn sau cuộc chia tay rồi là người mềm như bún, không đứng dậy được.
Và muôn vàn chuyện khác
 #Vậy_phải_chuẩn_bị_gì: Phải giúp con rèn luyện bản lĩnh từ việc nhỏ nhất. Đừng xót con và đừng chiều. Và bản thân bố mẹ cũng phải bản lĩnh nữa.
- Làm việc nhà hàng ngày, như một nhiệm vụ chính, ít nhất là ngay từ năm lớp 10: Cái này chắc các bố mẹ trong nhóm này giỏi rồi. Tuy nhiên thực tế thì nhiều nhà mình thấy các con gần như không phải làm gì. Nói làm việc nhà thì dễ nhưng làm hàng ngày, theo lịch trực như nấu ăn, rửa bát, lau dọn hàng tuần, phơi quần áo, … thì cũng chẳng dễ ở thời bấy giờ ạ. Mình cũng bị rơi vào cái bẫy thương con, rồi để mẹ làm cho, …. Nhiều lúc thấy một đống bát lại xót,…. Cơ mà nói thật, rửa bát, quét nhà 3 năm làm cũng rèn luyện bản lĩnh rồi.
- Dạy cho con biết nấu ăn, ít nhất là mấy món cơ bản.
- Dạy con biết chi tiêu trong budget.
- Lên cấp 3 rồi thì cứ để con tự đi làm hết các giấy tờ cá nhân của mình, và bố mẹ đừng hộ. Con bận quá thì cũng tự sắp xếp thời gian để làm. Mình chỉ hướng dẫn và giám sát thôi. Và tất cả cái gì con tự được thì cứ để con tự đi.
- Một thực tế nữa là các con cứ phải tự cố gắng thi cử học hành để đạt được một mức nào đó, apply phải đạt được một mục tiêu nào đó mới cho đi. Còn không ở nhà thi đại học.  #Cho_đi_bằng_mọi_cách là điều mình thấy đẩy con vào chỗ nguy hiểm đó các bố mẹ ạ.
#Nên_đi_làm: Sang đó học (đối với học đại học) nên đi làm các mẹ ạ. Làm ít cũng được, tuần 4 tiếng thôi cũng được. Nhưng theo mình nên đi làm. Đi làm cũng cho con nhiều thứ lắm, kỹ năng này, học hỏi xã hội thêm này, bản lĩnh hơn này, có một chút tiền nhưng tiền con làm ra con cũng vui hơn đấy. à điều này cực helpful luôn.
#Và_cuối_cùng: nếu đã bị tinh thần chớm vào không ổn, “xách vali về cho nhanh” như một mẹ nói dưới đây là phương án tốt nhất. Đừng cố. Về đã rồi tính tiếp. Nghĩ lại thì thất bại sớm cũng là một trải nghiệm tốt. Cuộc đời là trải nghiệm mà. Trải nghiệm nào cũng tốt hết
Trên đây là một chút chia sẻ của mình vậy. Nho nhỏ thôi nhưng từ thực tế mình trải nghiệm. Các mẹ tham khảo nhé.

Comments

Popular posts from this blog

CHO NHỮNG NGƯỜI MẮC VIÊM LOÉT DẠ DÀY, TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN

Con tôi còn rất trẻ nhưng không may bị trào ngược dạ dày, không ăn được, ăn vào là muốn nôn ra. Vì vậy, tôi phải tìm tòi các dạng thuốc đông y, thuốc nam, thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên, ít ảnh hưởng đến những chức năng khác trong cơ thể để chữa cho con. Trong quá trình đọc tài liệu, tìm tòi thông tin, tôi đọc được những bức viết này, tôi đã chụp lại và xin được chia sẻ với bạn đọc để tham khảo.

Mình viết lại về MỦN RĂNG.

Tại sao mình viết lại : Vì một trong các nguyên nhân đó có thiếu canxi và K2( phục hồi tổn thương răng ). Tất nhiên chỉ kê khi bé kèm theo dấu hiệu thiếu canxi- Còi xương                                                                                   (sưu tầm bài của Bác sỹ Tô Quang Huy, fb Tô Quang Huy) HIỆN TƯỢNG Ố VÀNG- MỦN RĂNG - SÂU RĂNG Ở RĂNG SỮA- NGUYÊN NHÂN- CÁCH KHẮC PHỤC.  " Cái răng cái tóc là góc con người" điều đó không những đúng với người lớn mà còn đúng với trẻ em. Việc răng bé ố vàng hoặc mủn luôn là tâm điểm lo lắng của nhiều người mẹ. Dù biết rằng đó là răng tạm thời , rồi sau được thay bằng răng vĩnh viễn. Nhưng có những hậu quả kéo theo của chúng (ngoài thẩm mỹ) cũng ảnh hưởng đến bé. Răng sữa định hình mọc răng vĩnh viễn. Nếu chúng không đều thường ảnh hưởng trực tiếp đến cơ nhai và kéo theo mất cân đối khuôn mặt. Nếu chúng mủn , vỡ, sâu thì dẫn tới bé đau, bé không chịu ăn thức ăn thô hoặc không chịu nhai, cơ nhai phát triển chậm,

U23, Những bài thơ lay động trái tim

Những người hùng U23 Việt Nam - Huy Đỗ Về đi anh, màu áo đỏ sắc vàng Lịch sử sang trang, có gì đâu nuối tiếc Các chiến binh đã sức cùng lực kiệt Vẫn mạnh mẽ, hứng từng đợt bão giông. Về đi anh, cả dân tộc đang trông Những tự hào cho tinh thần quả cảm Giọt nước mắt rơi, chẳng phải vì sầu thảm Quá đẹp rồi, cả một giấc mơ ngoan. Những đứa trẻ hôm nay, sau này sẽ lớn lên Chúng nhớ mãi một Việt Nam như thế Một quốc gia, trải qua bao thế hệ Vẫn có những anh hùng, trong triệu triệu trái tim. Về đi anh, hãy giữ vững niềm tin Sống, chiến đấu, vì màu cờ tổ quốc Tuyệt vời rồi, những chàng trai khởi quật Tự hào này, sẽ mãi mãi vang danh. Chờ các em về - Chí Tài Các em về! Cả nước dang rộng cánh tay Đón chào những con người làm nên lịch sử Các em về! Sau một trận cầu sinh tử Đã vượt qua cơn gió tuyết lạnh lùng. Các em về! Vị thế những anh hùng Đã chiến đấu đến cạn cùng sức lực Tạo kỳ tích triệu con tim nô nức Làm rạng danh một khu vực trũng sâu. T